Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

PHẠT 1.5 TRIỆU CURON MỘT CÔNG TY THUÊ NGƯỜI VIỆT NAM LÀM CHUI


24.1.2012 – Daniel Morávek

Một công ty từ České Budějovice đã tạo công việc bất hợp pháp, toà án tối cao đã thẳng thừng bác bỏ kháng cáo và tuyên án dứt khoát: phạt 1,5 triệu curon.

Nhãn: Luật lao động, Người làm thuê

Việc thuê người nước ngoài làm chui có thể phải trả giá đắt cho các công ty. Một công ty ở tỉnh České Budějovice, do đã thuê ngót 200 người Việt Nam mà không có hợp đồng và không có phép lao động. Để giáo dục ccông ty, phòng thuế đã phạt 1,5 triệu curon. Đó là công ty MONTO, một công ty chuyên cung cấp dịch vụ công nghiệp và dịch vụ nhân sự . Đây là một trong những mức phạt nặng nhất cho tội làm chui từ trước đến giờ. Trường hợp này cũng là kỷ lục về số người làm chui. Sự từng phạt bởi cơ quan lao động là do từ tháng giêng đến tháng 11 năm 2008 công ty này đã thuê 197 công dân của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam mà không hề có bản hợp đồng lao động nào. Những nhân viên này hơn nữa chẳng hề có giấy phép lao động. Như vậy đây là trường hợp lao động bất hợp pháp mà vi phạm có thể phạt tới 2 triệu curon. 
   Xin đọc bài: Làm thế nào loại bỏ hệ thống Svarc và chính là tiết kiệm chi phí.

Cơ quan lao động kiểm tra và tiến hành xử phạt hành chính, trong đó còn phát hiện thêm  là chỉ riêng mục làm chui, công ty này đã có tháng đạt ngưỡng 7 triệu tiền thu và cả thời gian thu về 32 triệu curon. Do công ty này trong lúc tiến hành xử phạt có sự hợp tác, hơn nữa xét độ dài và tần suất vi phạm, cơ quan phạt ở mức ¾ mức tối đa, tức là 1,5 triệu curon.Công ty chịu thiệt hại do một trong những hoạt động là chức năng của hãng môi giới việc làm. Đây là một cơ sở đáng ra phải rất biết về qui định luật pháp trong lĩnh lực thuê người làm, đặc biểt trong thị trường mà họ đã tham gia tới 10 năm.Theo cơ quan này, mức phạt này so với doanh số công ty thu đựợc do thuê những người Việt nam làm cũng không lớn và cũng không là yếu tố quyết định gây thiệt hại cho công ty.
   Công ty khiếu kiện lại. Trong kháng cáo, họ nói, đứng về luật pháp là họ sai, họ chỉ chống về mức phạt, cho rằng mức đó có thể làm công ty bị huỷ diệt. Lý do  tại sao họ thuê người nước ngoài làm việc không phép là  không đủ thời gian chạy giấy phép. Đồng thời công ty cũng bào chữa rằng  trong quá khứ họ chưa bao giờ bị phạt do tội nhỏ này  và rằng với cơ quan lao động trong thời gian xử phạt họ hoàn toàn hợp tác. Cơ quan lao động  chối từ vụ khiếu nại và giữ nguyên mức phạt và cho rằng mức phạt vừa phải có chức năng áp đảo do vi phạm nghiêm trọng, rộng lớn và cố tình, vừa lại phải có chức năng ngăn ngừa để hành vi không tái phạm.

Toà phán quyết: mức phạt là thích đáng

   Với mức phạt đó, công ty muốn hoà giải và đã đưa sự việc ra toà.Trong phần buộc tội, công ty chống lại mức phạt và thử chỉ ra mâu thuẫn của quyết định và việc chối từ kháng cáo. Toà án thành phố nghiêng về quan điểm mức phạt là thích đáng. Đồng thời toà chối từ sự phản đối của công ty là quyết định của cơ quan lao động đã có mâu thuẫn bên trong. Theo toà thì chỉ là những thiếu sót lẻ tẻ về hình thức mà nếu vì thế mà huỷ bỏ quyết định của cơ quan kia thì rơi vào chủ nghĩa hình thức thuần tuý.
Đọc thêm bài: Nếu thuê chui, các anh hay chuẩn bị cuộc kiểm tra, sẽ có những hệ luỵ.    
   Công ty không thoả mãn với quyết định của toà và đã làm đơn kháng cáo. Vụ việc kết thúc tại toà án hành chính tối cao. Lý lẽ của công ty vẫn thế: mức phạt cao không chấp nhận được, những mâu thuẫn về hình thức trong quyết định của cơ quan lao động. Công ty còn bổ sung thêm là đầu tiên công ty đã cố tìm đội ngũ công nhân Séc trong vùng Písek nhưng không thành công nên sau đó mới thuê những người Việt Nam. Công ty  đã cố gắng lo giấy phép lao động nhưng các nhân viên đã không có những hợp tác cần thiết. Công ty nêu ra rằng mức phạt không nên dựa trên doanh số mà nên căn cứ vào mức lãi. Toà án hành chính tối cao chỉ ra rằng tiêu chí chính để xácđịnh  mức phạt không phải là bản chất thực tế sơ khai của vi phạm mà là cường độ của sai phạm trong trường hợp cụ thể.Toà quyết định rằng cường độ là đáng kể và không thể khiếu nại được nữa.

Luật sửa đổi năm nay có mức phạt tới 10 triệu curon

   Công ty có thể nhận mức phạt cao hơn nữa. Cơ quan lao động qui định mức phạt trên cơ sở các điều khoản hiện hành của năm 2008. Từ năm 2009 mức phạt cao nhất cho lao động bất hợp pháp lên tới 5 triệu. Một năm sau, luật bổ sung là trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng nhất thì có thể phạt hình sự và 3 năm tù giam cho người thuê việc. Đây là trường hợp thuê người nước ngoài mà không có quyền cư trú trên lãnh thổ cộng hoà Séc.
   Tháng giêng năm nay, luật mới sửa đổi( luật về thất nghiệp)  thì mức độ trừng phạt cho lao động bất hợp pháp còn nghiêm khắc hơn. Doanh nghiệp tiến hành công việc lao động bất hợp pháp bị phạt tới 10 triệu curon. Luật mới cũng qui định mức phạt tối thiểu là 250 ngàn curon. Từ năm 2012, người lao động chui cũng bị phạt tới cỡ 100 ngàn curon.
Đọc thêm bài: Hệ thông Svarc lại trở thành bất hợp pháp, mức phạt cao cho cả người làm việc

   Cơ quan lao động trong năm nay nhắm nhiều vào kiểm tra lao động bất hợp pháp và lên kế hoạch tiến hành kiểm tra trên 20 ngàn cuộc kiểm tra các chủ thuê có nghi ngờ vi phạm luật. Bộ lao động và các vấn đề xã hội muốn trong năm 2012 này thực hiện 200 ngàn cuộc kiểm tra phòng ban dưới sự bảo trợ của cơ quan thanh tra lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội. Trong năm ngoái đã có 166 750 cuộc kiểm tra như trên.
   Đọc thêm bài :Các cơ quan công bố tuyên chiến với hệ thống Svarc, số lượng cáccuộc kiểm tra sẽ tăng.

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

TIN NÓNG : CÔNG AN NGOẠI KIỀU KIỂM TRA LAO ĐỘNG .




Hôm nay một người quen của tôi ban nhờ xem một văn bản từ cơ quan cảnh sát ngoại kiều, bộ phận quản về cư trú là lành hay dữ.
   Số là mầy tuần trước họ vào tận nhà máy kiểm tra bấy bác thợ hàn đang làm cho nhà máy RTL tại Domažlice chuyên hàn khung đựng hàng cho người đặt hàng bên Đức. Nghe nói kiểm tra xong, họ chả nói gì , rồi về. Tưởng rằng mọi sự ô kê, nào ngờ mấy ngày sau đó có trát gọi lên tận tỉnh lỵ Plzen: khi đi nhớ mang theo giấy triệu tập, thẻ cư trú và giấy tờ liên quan đến việc làm. Mấy tay thợ hôm đó không đi làm vì không có ca hí hửng mừng rằng mình thoát nạn. Ấy vậy mà tất tần tật, cả ta, cả dân Ukrajina , ai có trong danh sách tại nhà máy đều lên trình diện cả. Hôm nay giấy về là thông báo tiến hành điều tra hành chính. Ngay mở đầu văn bản là: „chúng tôi chưa trục xuất ngài ngay , nếu ngài chứng minh rằng ngài là nhân viên của ai, làm việc trên cơ sở pháp lý nào“. Đúng là tin sét đánh rồi. Bài ca hy vọng vẫn còn, nghe nói bác chủ thầu vẫn trông cậy nơi ông công ty môi giới tận Praha.
  Tôi đã tưởng tượng ra bao nhiêu hệ luỵ kèm theo. Phạt hay tha đây, rồi hợp đồng có thời hạn hay không thời hạn phải trình ra, bản điểm danh ra sao, hoá đơn thanh toán tiền đâu, có đặt cọc thuế 10 % hay không, hoặc khai thuế có đúng với các hoá đơn không? Các vị quăng hoá đơn rồi mua hóa đơn hàng vải thế vào cho đỡ bảo hiểm xã hội, thôi thì đủ thứ tùm lum.Có những bác năm nào cũng kiếm 300 ngàn, 500 ngàn, ấy vậy mà thuế và bảo hiểm xã hội cũng chỉ tầm tầm 2 ngàn gọi là hơn người.
   Nhà máy không ký hợp đồng với các vị, vậy nhà máy vô tội. Môi giới ký với các vị thì tay đôi các vị chịu. Nhưng  các Agentura đó là cái thớ gì cơ chứ. Giờ nó có là cứu tinh của các vị đâu. Nó chỉ có quyền cho ai  mượn nhân viên của nó cho đối tác trong một phi vụ xác định, cho một công việc nào đó xác định. Nó phải trả thuế thu nhập cho nhân viên, trả và nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho nhân viên. Mà các vị là gì mà là nhân viên của nó - mấy ông nước ngoài không là công dân Âu châu. Một bức tranh luật pháp lờ mờ, một tương lai lờ mờ cho hàng chục ngàn con người đang lao động trong các nhà máy. Mọi người cứ chờ rằng từ tháng bảy trở đi có ra sao thì mới sao. Sự thực thì vở diễn đã bắt đầu. Tất nhiên luật ở đâu cũng có cách cho quan toà muốn xử thế nào cũng được, tuỳ theo cảm hứng và động cơ có lợi cho ai đó.
   Rồi các hội đoàn đâu rồi, sứ quán đâu rồi, tai hoạ sắp đến mà các vị cứ lo tìm người đẹp mấy lại bầu ban chấp hành. Mấy chục ngàn con người cơ mà. Thế rồi là: đi về đâu hỡi em ?

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

SỐ PHẬN NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TỪ 2012 ?


Bài này nói về vấn đề hệ thống Svarc. Việc không hiểu luật pháp thì không thể xin lỗi được và mức phạt cho công ty và các cá nhân tới cỡ hàng triệu curon. Đây là nhìn nhận của một nữ luật sư.

  Nhãn liên quan:
·        Luật về thất nghiệp
·        Luật lao động
·        Luật về người làm thuê
·        Các hoạt động phụ thuộc

   Khái niệm hệ thống Svarc không có trong định nghĩa của luật pháp Séc. Đây là khái niệm phát triển trong thực tế mà sự xuất hiện của nó đã gây ra sự phản ứng và sau đó còn là sự sửa đổi luật. Một cách đơn giản hơn, có thể nói đó là thực hiện công việc phụ thuộc mà không thông qua quan hệ luật lao động . Nói một cách khác, đó là quan hệ lao động bí mật, tức là một cá thể , doanh nghiệp tư nhân( nhân viên ảo /giả/)  thực hiện hoạt động kinh tế cho một cá thể khác (người thuê việc giả /ảo /) không trên cơ sở quan hệ luật lao động mà trên quan hệ luật khác. Thông thường đó là quan hệ luật thương mại mà  cả hai chủ lao động ảo và người làm thuê ảo xem ra như những doanh nghiệp. Người làm thuê ảo hoạt động thông thường như người kinh doanh độc lập trên cơ sở giấy phép hành nghề.

SỬA LUẬT VỀ LAO ĐỘNG BẤT HỢP PHÁP

   Cơ sở để xác định về hệ thống Svarc là khái niệm về công việc phụ thuộc mà định  nghĩa của nó có trong bộ luật lao động có hiệu lực đến 31.12.2011. Từ 01.01.2012 có bổ sung và chính xác hoá khái niệm này. Luật lao động mới định nghĩa về công việc phụ thuộc như sau đây:
   Công việc phụ thuộc là công việc được thực hiện theo các dấu hiện:
·        trong quan hệ cấp trên của người chủ và cấp dưới của người làm thuê
·        bằng tên của người chủ
·        theo những chỉ dẫn của người chủ và
·        người làm thuê tự làm công việc cho người thuê

   Các điều kiện để làm công việc phụ thuộc là:
·        để nhận lương, thưởng bởi công việc
·        chi phí và trách nhiệm đều do phía người chủ
·        trong thời gian lao động
·        tại địa điểm của người chủ hoặc một địa điểm khác được thoả thuận

   Theo điều §3 luật lao động, công việc phụ thuộc chỉ có thể thực hiện trên cơ sở quan hệ luật lao động, nếu không bị chi phối  bởi những qui định luật pháp đặc biệt ( thí dụ luật số 218/2002, Sb về dịch vụ của công chức trong các cơ quan quản lý và về tiền thưởng cho các công chức và các nhân viên khác trong cơ quan đó ( luật dịch vụ) và các điều khoản bổ sung, hoặc luật số 361/2003 Sb về hợp đồng dịch vụ của các nhân viên cứu hoả, cùng các văn bản sửa đổi). Những quan hệ cơ bản của luật lao động được hiểu là biên chế lao động và các quan hệ luật dựa trên những thoả thuận về công việc ngoài biên chế lao động. Tiêu chí trọng tâm để phân biệt công việc phụ thuộc theo, tài liệu chuyên ngành (Jakub J.  và tập thể - luật lao động 2012, xuất bản lần thứ 8 có bổ sung, nhà xuất bản Praha ANAG, 2012) là hoạt động bằng tên của người chủ, dựa theo sự chỉ huy của người chủ và dựa trên trách nhiệm luật pháp và trách nhiêm kinh tế của người đó. Những hoạt động được thực hiện  bởi một cá thể cho một cá thể khác hoặc cho một pháp nhân khác  phải được thực hiện trong quan hệ luật lao động.

   Trong trường hợp các hoạt động mà không có đặc tính của công việc phụ thuộc , có thể không tiến hành các hoạt động bằng nhân viên chính thức mà bảo đảm bằng những phương tiện khác, thí dụ như hợp đồng  về công trình, hợp đồng bắt buộc hoặc hợp đồng  nào khác mà các chủ thể của hợp đồng này sẽ không chịu ảnh hưởng các điều sửa đổi của luật lao động mà chỉ chịu ảnh hưởng các điều của luật công dân hoặc luật thương mại.
     Điểm mới của năm 2012 là bổ sung khái niệm „công việc bất hợp pháp“, nó nằm ở điều § 5, chữ c của luật thất nghiệp. Công việc bất hợp pháp từ 01.01.2012  được hiểu như sau:

  1. cá thể làm công việc phụ thuộc ngoài quan hệ luật lao động,
  2. cá thể người nước ngoài làm việc trái với giấy phép lao động hoặc không có giấy phép lao động, hoặc trái với việc cho phép cư trú với mục đích lao động trong một số trường hợp đặc biệt, hoặc trái với thẻ xanh,
  3. cá thể người nước ngoài làm việc cho một pháp nhân hoặc cá thể khác không có phép cư trú hợp pháp tại Cộng hoà Séc .

   Định nghĩa trên thể hiện sự sửa đổi một cách cơ bản từ 01.01.2012 về cách nhìn đối với lao động bất hợp pháp và một cách rõ ràng  nó đánh vào cả hệ thống Svarc. Cho đến ngày này thì công việc bất hợp pháp chỉ là những công việc mà cá thể làm việc mà không có quan hệ theo luật lao động hoặc không có một hợp đồng nào khác. Tức là lúc ấy có thể làm việc hợp pháp  cho pháp nhân hoặc cá thể khác  như là nhân viên, hoặc như là doanh nghiệp cá thể tự chủ (OSVČ). Làm việc trên cơ sở khác với hợp đồng theo luật lao động ,( thí dụ theo luật thương mại) cho đến ngày 31.12.2011  vẫn ổn và không thể bị trừng phạt như là làm việc bất hợp pháp. Luật sửa đổi ngắm đến kỹ hơn đến các trường hợp khi không hề có một hợp đồng nào giữa doanh nghiệp cá nhân tự chủ hoặc  một cá thể nào đó làm cho một người chủ thuê.

NHỮNG KIỂU VI PHẠM CÓ THỂ

   Như đã viết ở trên, công việc phụ thuộc không thể thực hiện kiểu nào khác hơn là quan hệ theo luật lao động. Nếu các doanh nghiệp cá thể trong quan hệ với các cá thể khác mà có các biểu hiện của công việc phụ thuộc như nêu ở trên, đặc biệt là lấy danh nghĩa của người chủ thuê việc, thực hiện theo lệnh của người đó, làm việc trên trách nhiệm kinh tế và trách nhiệm luật pháp của người đó thì đó là những vi phạm. Yếu tố định nghĩa của công việc phụ thuộc được xét chính là tính chất của công việc thực hiện (đặc trưng là công việc thực hiện tại một chỗ chỉ dành riêng cho một chủ thuê). Ngược lại, công việc không gọi là phụ thuộc, nếu công việc thuộc về chuyên ngành, hoạt động trong thời gian ngắn, hoặc hoạt đọng không có hệ thống, mà kết quả làm ra chi phối bởi các yếu tố không phụ thuộc vào người giao công việc (thí dụ công việc theo mùa, công việc phụ thuộc vào thời tiết, công việc được thực hiện một lần do có đơn đặt hàng v.v…) Giao dịch bằng tên của chủ thuê chỉ có thể thực hiện bởi nhân viên. Vi phạm qui tắc này, khi doanh nghiệp không phải là nhân viên mà  lấy danh nghĩa tên tuổi của của ông ty để giao dịch.
   Rõ ràng hơn thí dụ khi doanh nghiệp dùng các vizit của công ty,  viết E-mail với mẫu trang trí  của công ty hoặc mang đồng phục của công ty. Nếu hoạt động của doanh nghiệp cá thể mà cần đàm phán dưới danh nghĩa công ty (của người chủ thuê ảo), như kiểu  hợp đồng bắt buộc (mandátní), thì doanh nghiệp nên có giấy uỷ quyền để giải quyết những giao dịch về luật với danh nghĩa của công ty (chủ thuê ảo).
   Dấu hiệu quan trọng để thanh tra lao động kiểm tra là doanh nghiệp cá thể  nằm trong sơ đồ cấu trúc của chủ thuê ảo. Doanh nghiệp hoạt động cho người chủ thuê ảo phải trở thành đối tượng không phụ thuộc. Công ty chỉ có thể xác định  anh ta như là một cá thể giao dịch mà họ qui định cho anh ta một qui mô hoạt động. Công ty không được phép giao dịch như là cấp trên trong danh nghĩa khi trao công việc cho doanh nghiệp, nếu không  nó sẽ là dấu hiệu của công việc phụ thuôc.

   Theo một vài quan điểm, có thể là kiểm ra sẽ nhắm vào các trường hợp mà hoá đơn thanh toán luôn là số tiền như nhau. An toàn hơn, tiền thưởng của doanh nghiệp nên thoả thuận luôn lên xuống phụ thuộc vào công suất của công việc. Có thể suy ra rằng bất cứ sự hoạt động dài hạn cho một chủ thể  sẽ là yếu tố đập ngay vào mắt người kiểm tra. Dấu hiệu công việc phụ thuộc cũng có thể coi về cơ bản như  quan hệ lao động bằng hợp đồng với thời gian không xác định. Biện pháp ngăn ngừa là đàm phán để giới hạn hoạt động, thí dụ trên một dự án có hạn thời gian xác định nào đó và doanh nghiệp cá thể sẽ ở vị thế tốt hơn nếu anh ta có thể đệ trình ra thu nhập từ nhiều chủ thuê hơn là từ một ông chủ.
   Yếu tố tiếp mà thanh tra lao động hướng tới là nội dung hợp đồng ký giữa doanh nghiệp cá thể với chủ thuê ảo. Nếu hợp đồng có điều khoản đặc trưng như hợp đồng lao động, thí dụ như doanh nghiệp cá thể được  nhận lương khi không có việc (tương tự như chế độ phép hoặc lương giảm trong thời gian ốm) thì đó là dấu hiệu của  che dấu quan hệ lao động. Những điều đó không có trong quan hệ luật kinh doanh. Tương tự như vậy, yếu tố cạnh tranh trong hợp đồng, ví dụ như  hạn chế doanh nghiệp cá thể hoạt động cho các chủ khác thì cũng có thể coi như đó là sự che dấu quan hệ theo luật lao động. Thanh tra lao động tất nhiên sẽ thận trọng nếu theo dõi là doanh nghiệp cá thể có điểm danh  thời gian đến và thời gian rời công việc ( ghi thời gian làm việc) hoặc vắng mặt (nghỉ phép)..
   Một chứng minh  nữa cho hệ thống Svarc là doanh nghiệp dùng trang thiết bị  thuộc sở hữu của người chủ thuê ảo hoặc hoạt động tại tổng hành dinh hoặc tại chi nhánh của chủ thuê - một đặc điểm rất đặc trưng của người làm thuê. Trong quan hệ của luật thương mại thì phải sửa như: cho thuê dụng cụ, máy móc, trang thiết bị, thậm chí kể cả mặt bằng sản xuất của chủ thuê ảo.v.v…Về điểm này, toà án tối cao Cộng hoà Séc( tuyên án của toà án tối cao Cộng hoà Séc , hồ sơ  21C do 920/2010)  vào ngày 16.06.2011 phán rằng  khi mà tài xế lái xe  của chủ thuê ảo có mang nhãn hiệu của chủ, chủ trả tiền bảo dưỡng xe, bảo hiểm xe  và  xăng mua bằng  thẻ mua xăng  của chủ thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này không phải trên danh nghĩa của chính mình, không phải chịu trách nhiệm của chính mình, mà đó chỉ là hợp đồng lao động trá hình.
   Sự phụ thuộc của công việc  được suy xét theo tính chất của công việc được thực hiện, theo các dấu hiệu và bối cảnh xung quanh và dựa theo là việc ký hợp đồng lao động đem lại lợi ích cho cả hai bên. Chỉ dẫn của bộ Tài chính chỉ ra những dấu hiệu thông thường nhất của quanh hệ lao động phụ thuộc sau đây:
·        người trả tiền trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra các nhiệm vụ, lãnh đạo và kiểm tra doanh nghiệp tự chủ và hứng chịu trách nhiệm liên quan tới hoạt động đó.
·        doanh nghiệp cá thể có quan hệ với người trả tiền có địa vị tương tự như nhân viên.
·        tiền nhận của doanh nghiệp được tính trên cơ sở thời gian của công việc hoặc tiền ấy tính tương tự như người có quan hệ lao động.
·        vật liệu, dụng cụ lao động, máy móc và trang thiết bị để hoạt động là do người trả tiền cung cấp,
·        quan hệ của người trả tiền với doanh nghiệp là dài hạn hoặc có hệ thống hoặc hoạt động của doanh nghiệp chỉ cho một chủ với thời gian dài hạn.

SỰ TRỪNG PHẠT VÀ KIỂM TRA

Vi phạm qui định trong luật về thất nghiệp , mức phạt cho cá nhân, doanh nghiệp cá thể và pháp nhân  sẽ tăng kể từ 01.01.2012 :

Phạt các cá thể và doanh nghiệp cá thể
Vi phạm
Mức phạt
Môi giới việc làm không giấy phép
1 000 000 Kč
Làm việc bất hợp pháp
   100 000 Kč
Tạo công việc bất hợp pháp
5 000 000 Kč
Không khai báo về thuê việc
   100 000 Kč





Phạt các pháp nhân:
Vi phạt
Mức phạt
Môi giới việc làm không phép
  2 000 000 Kč
Tạo việc làm bất hợp pháp
10 000 000 Kč
Không khai báo việc làm
     100 000 Kč



Các thanh tra của cơ quan lao động sẽ tiến hành kiểm tra công việc bất hợp pháp. Các nhân viên này sẽ vào nơi làm việc, yêu cầu đưa các giấy tờ, các thông tin các các giải thích cần thiết trong hạn thời gian nào đó. Sau đó họ có quyền yêu cầu những đối tượng bị kiểm tra có mặt để thảo luận về kết quả kiểm tra, những động thái cần thiết tiếp theo để tạo điều kiện tiến hành kiểm tra dứt điểm và nhanh . Các đối tượng bị kiểm tra có nghĩa vụ tạo điều kiện cho việc tiến hành kiểm tra và cung cấp các bổ sung cần thiết.
   Các nhân viên của cơ quan kiểm tra có quyền  yêu cầu các cá nhân đang làm việc tại hiện trường trình căn cước và chứng mình là họ đang làm việc trên cơ sở của quan hệ luật lao hay trên cơ sở hợp đồng nào khác.
   Đối với người nước ngoài, các nhân viên này yêu cầu giấy phép lao động, viza cư trú hợp pháp, thẻ xanh lao động, nếu thấy cần thiết theo qui định luật pháp. Không hoàn thành các nghĩa vụ trên, các cá nhân có thể bị phạt hành chính tới mức 10 000 Kč, và nếu lặp đi lặp lại nhiều lần, mức phạt có thể tới 100 000 Kč.
   Cơ quan kiểm tra khi thấy các vi phạm sẽ yêu cầu các cá nhân bị kiểm tra khử những sai sót trong thời hạn nhất định và đưa ra bằng văn bản các biện pháp sửa chữa có thể chấp nhận được. Cơ quan kiểm tra có thể yêu cầu cá nhân bị kiểm tra đến văn phòng cơ quan đệ trình các chứng từ  cần cho việc kiểm tra. Các cá nhân bị kiểm tra này có nghĩa vụ tuân thủ việc triệu tập, nếu không chứng minh được những cản trở quan trọng ngăn cản việc thực hiện nghĩa vụ này trong thời hạn xác định.
   Các pháp nhân hoặc các doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ lưu giữ tại nơi làm việc các bản sao giấy tờ chứng minh sự tồn tại của quan hệ luật lao động, bản sao chứng minh quyền cư trú của người nước ngoài tại cộng hoà Séc, trong suốt thời gian đang thuê việc và trong cả thời  gian 3 năm sau, kể từ ngày kết thúc công việc của người nước ngoài tại nơi làm việc đó.