Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2013

ĐI LÀM MỘC




ĐI LÀM MỘC


Có một đội làm rừng nổi tiếng tại miền Tây nam Séc do 1 nữ tướng chỉ huy. Người chỉ huy đó là một phụ nữ Việt Nam, con gái nuôi của một quan chức chánh phó công ty Less & Forest, đóng đô tại Sušice. Ý đồ của nữ tướng là lập một đội quân chuyên nghiệp với độ khoảng 30 hay 40 mạng dưới trướng mình. Đội quân này ngự tại hẳn một toà nhà 3 tầng biệt lập, có hẳn một tổ cấp dưỡng để nuôi ăn cho đội quân làm rừng tại Kvilda thuộc vườn quốc gia Sumava.
Cách thức tuyển quân của đội này cũng khá đặc biệt. Tại một đầu thủ đô Praha, cô liên hệ với một vài nhà môi giới mà luôn có quan hệ với những người khốn khó, những người thất nghiệp. Cô cũng có quan hệ mật thiết với những người có máu mặt, những người nổi tiếng, những tổ chức quan tâm tới những người khốn khó như Hội phật tử, Hội người Việt, hoặc hội doanh nghiệp Việt Nam tại Séc.
Thế là văn phòng dịch vụ nào đó tại Praha gửi người tới với phí dịch vụ cỡ 2 hay 3 ngàn curon, nói là „đi làm mộc“, „nuôi ăn ở“, và „công việc tha hồ“ với hứa hẹn „lương cao“.Những người ấy được chở lên nơi núi cao với những khu rừng bạt ngàn. Sáng họ được chở ra rừng, chiều tối họ được chở về, được ăn no, ngủ kỹ và chờ đợi ngày mai. Có nhiều người muốn bỏ việc nhưng cũng không biết hoặc không có cơ hội „chuồn“. Nhưng rồi, nhiều người cũng biết hỏi nhau, cũng biết cách tìm đường về. Thường thì làm một tuần là ngấm, và họ tìm cách ra đi. Và tất nhiên, coi đó như một chuyến du lịch, tuy mất tiền dịch vụ và tiền công làm trong một tuần hay mười ngày gì đó. Cứ thế, người đến, người lại đi. Bên dịch vụ thu tiền và bên mua dịch vụ cũng được lợi.
Tất nhiên, cũng có những người làm được việc. Có tốp tự dùng xe riêng của mình, tự đưa nhau đi làm thì thu nhập cũng khá. Số người như thế cũng chỉ cỡ 5 hay 6. Số còn lại là những vị bị trông coi, tất nhiên chỉ hưởng với mức lương 500 hay 600 curon một ngày.
Đội „mộc“ này luôn khát người.Khi tốp người của chúng tôi đặt chân lên đất Kvilada năm 2010 thì lập tức trong ngày đã được cô chủ viếng thăm. Lời mời chào với mức lương „ Ngon lành“ và đối với ai biết tiếng sẽ cho làm việc „nhàn“, chỉ chuyên lo ghi chép... Nhưng, rồi nguy cơ bị mua người ấy cũng không đến với tôi.
Đội quân hùng mạnh như đã nói trên kia năm 2011 đã bị giải tán do bị một quả lừa. Số là suốt trong năm 2011, vườn quốc gia Sumava không cho phép các thể nhân mà không đăng ký trước như là người thầu phụ được làm tại đó. Công ty Less & Forest là nhà thầu chính. Dưới nó, công ty của cô doanh nhân kia là thầu phụ.
Dịp mùa xuân 2011, cỡ 30 người Việt Nam của cô được huy động đi trồng cây tại vùng Ceské Budejovice. Bên cạnh tốp cô là tốp của thầu phụ khác, cũng là một nam doanh nhân Việt Nam. Hai bên luôn trong tư thế gầm ghè. Doanh nhân nam là một kỹ sư cũng có máu mặt, có chiều dầy lịch sử tại vùng Klatovy. Anh ta cũng có cả toà nhà cho công nhân ở, có dịch vụ bán giấy nhà ở, có công nhân làm xưởng mộc thật tại nhà máy đóng palet ở Sušice.
Đến tháng 6 thì mọi việc trồng cây đã xong.Những người không có cư trú trvaly không được làm ở Công viên nhân dân Sumava nữa và như thế, hai nhóm này phải giải tán. Xe cộ nhiều chỗ ngồi, máy cưa đắt tiền chắc cũng phải bán. Họ là những người đầu tư khá mạnh bạo. Riêng số máy cưa mỗi người cũng sắm cỡ vài chục chiếc. Mỗi chủ cũng đã đầu tư vào cỡ tiền triệu.
Từ đó trở đi, chuyện bào vỏ cây cũng chìm vào quên lãng. Đó là công việc nặng nhọc và cũng chỉ kéo dài từ tháng 6, tháng 7 đến tháng 9 là tàn canh.
Mọi người quan tâm hơn tới công việc nhà máy vì cho dù có làm 12 đến 16 tiếng một ngày, nó vẫn nằm trong sức chịu đựng của con người. Mà quan trọng hơn, công việc trải suốt trong năm, không phải nay đây , mai đó như việc rừng.
Vào dịp tháng 8 năm 2011, tôi được biết nữ tướng kia còn đang cãi vã, kiện tụng vì chủ thuê không chịu trả tiền công 750 000 curon, số tiền do trồng cây của mấy chục con người. Theo lời cô kể thì số máy cưa cùng phương tiện đã mua sắm cỡ 4 triệu. Cùng với thiệt hại ngót nghét 1 triệu này thì cô mất khoảng 5 triệu curon, một con số đáng nể. Đáng nể hơn, lại xảy ra đối với một người đàn bà Việt Nam trên đất Séc này.
Cô khoe, tuy mất mát, có đau xót thật nhưng cũng vẫn còn cơ sở thêu ở Sài Gòn , chuyên xuất hàng sang Mỹ. Thế cũng đủ ăn tiêu, sự nghiệp vẫn êm ả như ai. Không biết cái đống máy cưa chạy bằng xăng của cô quẳng cho ai, quẳng đi nơi nào rồi.


TESAŘ


   Tam je les proslavila na Jihozápadních Čechách žena velitelka. Velitelka je žena z Vietnamu, která byla adoptovanou dcerou náměstka úředníků firmy Less & Forest z Sušicích. Pod představou této ženy obecně je do profesionální armády asi s 30 nebo 40 lidí pod jejího sítě . Tato armáda bydlela v samostatné 3-patrové budově, která podporovala organizaci, aby oživila vojáky do lesa v národním parku Šumava Kvilda.
   Způsob, jakým tento tým nabírá dost zvláštní. Na jednom konci , z města Prahy, její kontakt s několika makléři, které se vztahují k neutěšené situaci lidí, kteří jsou nezaměstnaní. Ona také má úzké vazby s gansterskými lidmi, slavnými lidmi, organizacemi zabývajícími se těžkostmi, jako buddhistické asociace Vietnamu, nebo svaz Vietnamských podnikatelů.
   Takže určitý služební kancelář v Praze hned poskytl lidi s servisním poplatkem 2 až 3 tisíc korun, řekl, že bude jenom "dělat truhlářství", že "krmit a bydlet zdarma" , že "práce zkažené" se slibem, že "mzda vysoká. " S důvěrou pak lidí byli transportováni do hor, kde jsou i rozsáhlé lesy. Ráno byli přepravováni do lesu, Pozdě večer, byli převezeni do hradu, kde ti tesaři povečeřeli, spali a čekali na zítřek. Existuje mnoho lidí, kteří chtěli přestat dělat práci, ale nevěděli jak, nebo neměli možnost "utéct z tohoto místa". Ale pak, mnoho lidí kladené znali, věděli, jak najít cestu. Často si je namočit týden, a pak věděli najít způsoby, jak jít. A samozřejmě, viděli to jako výlet, ale přichází o peníze za prostředkování a peníze za práce v týdnu nebo deset dnů, nebo něco takového. Konkrétně lidé přicházeli, a lidé zase odešli. Dodavatel služby dostal peníze a kupující službu také těžil.
   Samozřejmě, že existují lidé, kteří umějí tuto práci dělat. Tam byla nějaká skupina, která měla své auto a samostatně prováděla práci a měla příjem docela dobře. Také lidé byli pouze 5 nebo 6. Ostatní byli samozřejmě hlídaní a měli nárok na mzdu jen 500 nebo 600 českých korun denně.
   Tým "tesař" měl vždy žízeň o lidí. Kdy naši lidé přistáli v roce 2010 na Kvildu , hned naši lidé měli zdvořilostní návštěvu velitelky. Byla nabídnutá "Dobrá práce" s chutnou mzdou a pro ty, kteří budou umí mluvit, práce bude "nečinnosti", pouze něco zaznamenat s tužkou ... Ale pak taký risk se mnou nastal , lidé nebyli nakoupení.
  Silná armáda jak je uvedena výše, že byla rozpuštěna v roce 2011 kvůli efektivnímu triku. V skutečnosti v roce 2011, národní park Šumava zabránila osobám bez předchozí registrace jako subdodavatel tam dělat. Společnost Less & Forest je hlavním dodavatelem. Pod ním, společnost této vietnamské velitelky byla další obchodní subdodavatelé.
   V Příležitostech jara 2011, zhruba 30 Vietnamců bylo mobilizováno zasadit stromy v regionu České Budějovice. Vedle jejího skupiny byl ještě druhý subdodavatel, stejně jeden podnikatel z Vietnamu. Obě strany se rozbily ze skříně. Obchodní muž je inženýr a má krvavou tvář, s tloušťkou v historii. v Klatovech On také zahrnuje budovy pro pracovníky, servisní prodejní papírové ubytování, dřevník s pracovníky v závodě v Sušici s paletami.
   V červnu, všechny stromy byly sázené. Člověk , který nemá trvalý pobyt v ČR nesmí pracovat v Národním parku Šumava a už tím, že tyto dvě skupiny byly rozpuštěny. Vícemístní vůz , dražší pily musí asi být prodávány. Oba subdodavateli byli docela agresivní investory. Zejména pily každá skupina si nakupovala několik desítek. Každý majitel investoval docela miliony v hotovosti .
   Od té doby se věci odkornění kůr stromu také upadají do zapomnění. Je to tvrdá práce a trvá jen od června, července do září a pak je zdecimována .
   Lidé se více zajímají o továrních pracovních míst, protože navzdory dělá 12 do 16 hodin denně, je stále v lidské vytrvalosti. Ale mnohem důležitější je, že tvorba šířila po celý rok, to není to, že v lese dnes tady, zítra tam.
   Náhodou srpnu 2011, jsem zjistil, že velitelka měla nějaké soudní spory. Odběratel nechtěl zaplatit 750 000 korun dodavateli částku výsadby desítky lidí. Podle ní peníze po nákupních zařízení se dosáhlo velikosti 4 miliony českých korun. Podle velitelky, ztráta téměř 1 milion s nákladem na zařízení, sama ztratila asi 5 milionů korun, což je úctyhodné číslo. Další pozoruhodné, stane se ženou z Vietnamu na české půdě.
   Ona se chlubila, že i kdy ztráta byla bolestivá, ale měla ještě zařízení vyšívání v Saigonu, které se specializují na zboží do USA. Cílem je jíst dostatek, stále klidný kariéru jako jeden celek. Nevíme hromadu benzínových pil, pro něž hodila, a hodila někam.










Không có nhận xét nào: